Kỷ nguyên của âm nhạc cổ điển



Nhạc cổ điển là một trong những thể loại âm nhạc có lịch sử phát triển lâu đời nhất trong lịch sử âm nhạc thế giới. Với những giai điệu tuyệt vời và sự đa dạng trong cách phát triển âm nhạc, nhạc cổ điển đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống và văn hóa của con người. Trải qua hàng trăm năm tồn tại và phát triển, chúng ta dễ dàng nhận thấy sự thay đổi của âm nhạc cổ điển qua các thời đại khác nhau.

Nhạc cổ điển là gì?


Nhạc cổ điển là dòng nhạc đã tồn tại từ lâu đời qua hàng trăm năm, dưới sự thay đổi của dòng chảy thời gian dòng nhạc dần chìm vào quên lãng của con người chúng ta. Âm nhạc cổ điển bao gồm các dòng nhạc về tôn giáo, nhạc thế tục,...bắt nguồn từ rất nhiều nơi trên thế giới. Dòng nhạc này bắt nguồn từ khoảng thế kỉ XI và duy trì giá trị cốt lõi vốn có của nó đến tận ngày nay. Những tiêu chuẩn hình thành từ những năm 1550 đến 1990.








Nhạc cổ điển Phương Tây khác hẳn với các dòng nhạc dân gian Phương Tây, nhiều dòng nhạc không hề bắt nguồn từ Châu Âu bởi những kí hiệu của nó được biết đến và sử dụng rộng rãi vào thế kỉ XVI. Các nốt nhạc được yêu cầu thể hiện đúng giai điệu và thể hiện đúng cái hồn của dòng nhạc cổ điển này. Cho đến thế kỉ XIX, nhạc cổ điển vẫn là một dấu chấm hỏi lớn cho các nhạc sĩ.


Quá trình hình thành và phát triển


Classical Music - Nhạc cổ điển được ra đời khá lâu trong văn hóa người Châu Âu.

Nguồn gốc sơ khai

Nhạc cổ điển xuất hiện vào từ những thời Trung Cổ khoảng 500 – 1400, thời kỳ bắt đầu với sự sụp đổ của Đế Chế La Mã và kết thúc vào đầu thế kỷ XV. Lịch sử âm nhạc cổ điển thực sự khởi đầu vào cuối thời Trung cổ.Đặc trưng nhạc cổ điển của giai đoạn này là đơn âm với các ca khúc thế tục. Người ta thường gọi đó là hát đồng bằng hoặc hát thánh ca Gregorian.

Vào thời kỳ Phục Hưng (thế kỉ XV - XVII). Các bản nhạc trong thời kỳ phục hưng được chú ý nhiều hơn vì ở giai đoạn này là giai đoạn nở rộ của phong cách đa âm ngày càng phức tạp. Thời kỳ này chứng kiến sự gia tăng mạnh mẽ của âm nhạc, cả sự thiêng liêng và thế tục. Ở Châu Âu, một số nhà thờ lớn đã bắt đầu có những bài phổ nhạc riêng, nhưng chủ yếu là thánh ca.





Thời kì Baroque ( thế kỉ XVII - thế kỉ XVIII), là thời điểm mà các dòng nhạc giao hưởng bắt đầu được hình thành, nhạc opera được sáng tác. Các nhạc sĩ hầu hết đều làm việc ở nhà thờ hoặc các quý tộc giàu có.

Trong thời kỳ của nhạc Baroque trên đàn harpsichord và đàn ống ngày càng trở nên phổ biến. Opera với tư cách là một vở nhạc kịch được dàn dựng với các hình thức âm nhạc khác biệt và kịch trước đó và các hình thức thanh nhạc như Cantata và Oratorio trở nên phổ biến hơn.

Thời kỳ của âm nhạc cổ điển


Thời kỳ lãng mạn của âm nhạc cổ điển (vào khoảng năm 1820 – 1910) đã được chú ý nhiều hơn đến với các dòng nhạc giai điệu mở rộng, cũng như các yếu tố về biểu cảm và cảm xúc. Một số hình thức âm nhạc đã được tách ra khỏi âm nhạc cổ điển. Đàn Piano đã đạt được cấu trúc hiện đại trong thời kì này.


Âm nhạc cổ điển trong thế kỉ XX

Vào thế kỉ XX - XXI, đây có thể được xem là thời kì có nhiều biến động nhất của dòng nhạc này. Các biến động ảnh hưởng đến quá trình sáng tác của nhạc sĩ, thậm chí là cả nhà soạn nhạc vì thế âm nhạc tại thời điểm này thường mang những chất liệu mới, đa dạng nhiều trường phái âm nhạc. Nhạc cổ điển thế kỷ XXI hay còn được gọi với cái tên khác là âm nhạc thời kỳ hậu hiện đại và đương đại.






Sau khi xuất hiện vào khoảng thế kỉ XXI, âm nhạc cổ điển đương đại đã bao gồm tất cả các hình thức âm nhạc sau những năm 1945. Thể loại này chỉ mới bắt đầu được biết đến rộng rãi sau 1970.



Tác giả: Nguyễn Lê Như Quỳnh




Đăng nhận xét

0 Nhận xét