Nhạc cụ dân tộc của một số quốc gia trên thế giới
Nghệ thuật của mỗi dân tộc phản ánh tâm hồn của những con người sống trên mỗi vùng đất đó... Nghiên cứu nhạc cụ dân tộc chúng ta có thể thấy được hình ảnh đất nước, con người của một quốc gia trải qua hàng ngàn nǎm lịch sử.Nghệ thuật của mỗi dân tộc phản ánh tâm hồn của những con người sống trên mỗi vùng đất đó... Nghiên cứu nhạc cụ dân tộc chúng ta có thể thấy được hình ảnh đất nước, con người của một quốc gia trải qua hàng ngàn nǎm lịch sử.
Nhạc cụ dân tộc là di sản quý báu của mỗi quốc gia, trong số này, chúng tôi sẽ cùng bạn tìm hiểu một số loại nhạc cụ dân tộc tiêu biểu của các quốc gia trên thế giới.
Đàn Kayagum (xuất xứ từ Triều Tiên)
Được làm bằng gỗ, 12 dây, là loại đàn truyền thống thường được biểu diễn độc tấu. Đây là nhạc cụ duy nhất có thể thể hiện thành công sự hùng tráng và bi ai của tác phẩm nổi tiếng như ''Con đường tơ lụa'', con đường nối liền từ Đông sang Tây và là hình tượng của triều đại Shilla cổ.
Ngoài ra, Triều Tiên còn có các loại nhạc cụ khác như Tacgum, nó tương tự như sáo trúc ở Việt Nam. Đây cũng là thứ nhạc cụ điển hình và mang tính truyền thống của Triều Tiên kết hợp hài hoà giữa hai yếu tố trữ tình và sôi động.
Ajaeng
Là cây đàn được coi là đặc trưng nhất của nhạc cụ dân gian truyền thống Triều Tiên được làm bằng gỗ và có 7 dây thể hiện những tác phẩm chứa đầy những tương phản buồn và vui của người chơi hay diễn tả một nỗi buồn sâu sắc...
Loại nhạc cụ gồm 4 bộ gõ là Chango, Buk, Ching và Koengan chủ yếu được chơi ở đồng quê mang giai điệu tươi vui phấn chấn cho người nghe.
Đây là những nhạc cụ mang đậm bản sắc dân tộc của Triều Tiên mang giai điệu đặc trưng cho nền âm nhạc cổ truyền của đất nước này và đã được trình diễn ở nhiều nơi trên thế giới.
Loại nhạc cụ gồm 4 bộ gõ là Chango, Buk, Ching và Koengan chủ yếu được chơi ở đồng quê mang giai điệu tươi vui phấn chấn cho người nghe.
Đây là những nhạc cụ mang đậm bản sắc dân tộc của Triều Tiên mang giai điệu đặc trưng cho nền âm nhạc cổ truyền của đất nước này và đã được trình diễn ở nhiều nơi trên thế giới.
Trống Bendir
Có xuất xứ từ miền Nam châu Phi (Ai Cập), đây là một loại trống nhỏ đáy nông, người chơi phải dùng tay đê chơi. Trống được làm bằng gỗ, có dạng hình tròn đường kính của nó khoảng từ 38 đến 50 cm. Một số trống Bendir có thêm 3 dây mỏng như sợi chỉ được cǎng dưới bề mặt. Chính nhờ những sợi dây này mà âm thanh của trống được vang xa hơn (đây là một hình thức để tǎng âm). Những nghệ sĩ được nhiều người biết đến từng biểu diễn thành công nhạc cụ này là: Houria Aùchi, Adel Shams El Din, Turkia. Âm thanh phát ra từ trống Bendir luôn làm người ta liên tưởng tới sức mạnh và truyền thống anh hùng của người Ai Cập xưa kia.Đàn Arghoul
Đàn Arghoul là một loại nhạc cụ đặc biệt không chỉ bởi hình thù kỳ lạ mà còn vì nó được coi là một trong những loại nhạc cụ truyền thống lâu đời nhất, cổ xưa nhất của người Ai Cập, nó xuất hiện vào khoảng triều đại thứ 5 và 6 của các vị vua trị vì Ai Cập. Đàn Arghoul làm từ những ống sáo được sắp xếp cùng một hướng, những ống sáo này được cột chặt với nhau bởi những sợi dây mảnh và cuối cùng chúng được phủ một lớp nhựa thông và sáp ong. Người Arập gọi đàn này là "urgun".
Đàn Arghoul khác với những loại nhạc cụ khác ở chỗ người ta có thể buộc thêm vài đoạn sáo vào để tăng thêm phần sắc điệu cho những bản nhạc biểu diễn. Nhạc khí xuyên qua 6 lỗ trống gọi là "badan". Hiện nay người ta chia đàn Arghoul ra làm 3 loại:
- Arghoul lớn hay còn gọi là Arghoul alkebir, đàn được làm từ 3 khúc ống sáo lớn dài khoảng 2m50.
- Arghoul nhỡ còn gọi là Arghoul al soghayr.
- Arghoul nhỏ còn gọi là Arghoul al asgghar.
Khi chơi nhạc đàn Arghoul lớn thường khó sử dụng hơn, bởi nó đòi hỏi những ngón tay của người nhạc công phải liên tục tạo ra những luồng khí đập vào những ống sáo thì âm thanh phát ra mới hay và cuốn hút. Đáng tiếc là hiện nay đàn Arghoul gần như đã biến mất khỏi đời sống hiện đại của chúng ta, tuy nhiên tên tuổi của người nghệ sĩ biểu diễn đàn này hay nhất vẫn còn được nhắc tới và hầu hết mọi người vẫn biết tới: Mustafa Abdel Aziz.
Mỗi loại nhạc cụ truyền thống đều mang trong mình vẻ đẹp của một dân tộc, một vẻ đẹp tiềm ẩn tận ngày nay mới được ghi nhận và đánh giá. Tuy nhiên, dù sớm hay muộn thì đối với mỗi quốc gia, nhạc cụ dân tộc vẫn là một giá trị vĩnh hằng.
Tác giả: Bùi Kiến Quốc
0 Nhận xét